Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Ợ chua và mối liên quan tới bệnh dạ dày

Ợ chua và mối liên quan tới bệnh dạ dày

Các bệnh liên quan tới dạ dày như dau da day, viêm loét dạ dày tá tràng...đang ngày càng có chiều hướng gia tăng, khi môi trường sống của con người ngày càng ô nhiễm, an toàn vệ sinh thực phẩm không được đảm bảo, cuộc sống cơm áo gạo tiền, đòi hỏi mọi người phải luôn luôn vận động, ăn thất thường không đúng bữa, chất lượng bữa ăn không đảm bảo, hay phải sống và làm việc trong môi trường căng thẳng...

Bệnh dạ dày ảnh hưởng trược tiếp tới cơ thể, khiến cơ quan tiêu hóa thức ăn và cũng cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể kém đi. Vì vậy khiến sức khỏe người bệnh không được đảm bảo, cần phải phát hiện và điều trị bệnh dạ dày ngay từ khi mới bắt đầu. Nhưng đâu là những dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh dạ dày? và ợ chua có phải là một trong những dấu hiệu đó?

Khi thường xuyên bị ợ chua, thực sự là bạn đã mắc một chứng bệnh dạ dày nào đó. Ợ chua là hiện tượng dịch acid ở dạ dày trào ngược lên thực quản và lên miệng khiến bệnh nhân có cảm giác đau, nóng rát như lửa đốt sau xương ức, lan lên họng và đắng ngắt trong miệng.

Ngoài nóng cháy ở ngực, người bị ợ chua có thể cảm thấy buồn nôn, muốn ói, nhai và nuốt bị trở ngại, khó ngủ ban đêm, thở khò khè, đôi khi nghẹt thở. Các dấu hiệu rõ hơn sau khi ăn, khi nằm hoặc cúi mình xuống. Bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn khi ngồi dậy hoặc đứng lên.

Ợ chua thường gặp nhất trong bệnh trao nguoc thuc quan da day. Ngoài ra ợ chua còn do van đóng giữa dạ dày và thực quản bị yếu đi, khiến cho axit trào ngược lên.

Ở người mập phì, phụ nữ mang thai, mặc quần áo chật khi ăn, ăn quá no, quá nhanh, nhai không kỹ, uống nhiều nước trước và trong bữa ăn, nằm ngay sau khi ăn sức ép trong dạ dày lên cao gây đẩy mở van.
Ợ chua cũng xảy ra sau khi dùng một số thực phẩm như chocolate, tỏi, hành, rượu, cà phê, thức ăn chiên, đồ uống có ga, mỡ, thực phẩm nhiều chất béo, hoa quả chua, sữa chua, những đồ ăn lỏng như cháo sữa…

Các nguyên nhân làm tăng quá trình sản sinh axit, viêm loét hang vị dạ dày và làm chậm quá trình tiêu hóa trong dạ dày đều dẫn đến ợ chua: hút thuốc lá, stress kéo dài hay tác dụng phụ mốt số thuốc…

Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục chứng ợ chua bằng cách từ bỏ thói quen ăn uống không tốt nêu trên. Bên cạnh đó tăng cường sử dụng một số thực phẩm như: chuối, táo, dưa hấu, uống trà xanh vào bữa ăn chiều hoặc tối hoặc uống nước tỏi vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy, nhai kẹo cao su (loại không có bạc hà), uống nước ấm, tăng cường chất xơ, và chất đạm để giảm lượng axit trong dạ dày. Một số biện pháp thay đổi lối sống có thể áp dụng bao gồm: ăn chậm, chia nhỏ bữa, không ăn quá no, nghỉ ngơi khoảng 3 tiếng sau khi ăn một bữa ăn trước khi đi ngủ, nằm ngủ nên gối cao đầu, giảm cân nếu béo phì, loại bỏ stress, tập thể dục đều đặn…

Nếu bị chứng ợ chua 1 lần 1 tháng, đó là bình thường. Nhưng nếu ợ chua 1 lần/tuần thì nên để ý. Nếu như chứng ợ chua xảy ra hàng ngày hoặc vài lần 1 tuần thì cũng khá rắc rối vì có thể kéo theo những căn bệnh phức tạp về sau đặc biệt là trào ngược dạ dày - thực quản, rùi dẫn tới ung thư thực quản.

Đông y gọi chứng này là Nôn chua thôn toan. Theo Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn, chứng này thường do can nhiệt hoặc hàn hư, tùy theo triệu chứng của bệnh nhân và gắn trong bệnh cụ thể mà linh hoạt điều trị…

Cách điều trị

1. Can nhiệt

Triệu chứng: Nôn chua, tâm phiền, họng khô, miệng đắng, Mạch sác

Pháp trị: Tả can thanh hoả

Bài thuốc: Tả kim hoàn
Ngô thù 4
Hoàng liên 24

2. Hư hàn

Triệu chứng: Nôn chua, ngực sương trướng khó chịu, ợ hơi, mạch huyền, rêu trắng

Pháp trị: Ôn trung lý khí

Bài thuốc: Hương sa lục quân


Sa sâm8-12Bạch truật8-12Bạch linh12
Cam thảo4Trần bì8Bán hạ
Mộc hương 
Cam thảo6




0 nhận xét:

Đăng nhận xét